Sởi là một căn bệnh nguy hiểm, dễ lây lan, nguyên nhân do virus gây ra. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ nhỏ, người có sức đề kháng kém. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu virus sởi. Vậy phương pháp giúp dự phòng và giảm tỷ lệ tử vong do sởi là gì? Hãy cùng PTA tìm hiểu.
1. Virus sởi – Tác nhân gây bệnh
Virus Polinosa morbillarum là nguyên nhân gây ra bệnh sởi. Chúng có dạng hình cầu, kích thước nhỏ bé, dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp. Những ai giao tiếp gần hoặc động chạm vào đồ vật dính dịch tiết mũi họng của người bệnh sẽ có nguy cơ cao nhiễm virus.
Chu kỳ sống của virus trong cơ thể người:
- Ngay sau khi xâm nhập, chúng lưu trú ở biểu mô của đường dẫn khí và các hạch bạch huyết.
- Sau đó sẽ di chuyển vào máu.
- Từ máu, virus theo huyết sắc tố (bạch cầu, hồng cầu) đến các cơ quan trong cơ thể. Di chuyển đến đâu, virus gây tổn thương đến đó. Ví dụ ở phổi, sẽ xuất hiện các triệu chứng của viêm đường hô hấp, viêm long đờm và sốt cao. Đồng thời, cơ thể sẽ kích hoạt bộ máy miễn dịch chống lại virus.
- Thời điểm xuất hiện các nốt phát ban trên da và niêm mạc sẽ báo hiệu cơ thể đã đào thải được virus.

2. Ai có nguy cơ mắc bệnh sởi?
Sởi có thể bùng phát thành dịch và gây tử vong, đặc biệt là trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng và hệ miễn dịch suy yếu. Bên cạnh đó, tất cả mọi người (trẻ em, người lớn, phụ nữ có thai,…) chưa được tiêm vacxin hoặc đã tiêm nhưng không sinh miễn dịch đều có thể nhiễm bệnh.
Hiện trên thế giới, bệnh sởi vẫn còn phổ biến ở nhiều quốc gia đang/kém phát triển, đặc biệt là Châu Phi và Châu Á. Hầu như số ca tử vong do sởi xảy ra ở các nước có thu nhập thấp, cơ sở hạ tầng và nền y tế kém phát triển.

3. Triệu chứng bệnh sởi
Dấu hiệu đầu tiên dễ dàng phát hiện là sốt cao, bắt đầu khoảng 10 – 12 ngày sau khi tiếp xúc với mầm bệnh. Kèm theo đó là các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như chảy nước mũi, mắt đỏ ngầu. Đặc biệt trong khoang miệng xuất hiện các đốm trắng li ti. Khoảng vài ngày sau, phát ban phát triển, bắt đầu từ sau tai, trên mặt, cổ và dần dần lan xuống chi dưới.
Các biến chứng nghiêm trọng của sởi gồm:
- Viêm màng não.
- Tiêu chảy nặng, mất nước, hôn mê.
- Nhiễm trùng đường hô hấp nặng như viêm phổi.
- Giảm thị lực, mù lòa.

4. Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh sởi
Nguyên tắc điều trị
Hiện nay, chưa có thuốc đặc hiệu kháng virus sởi. Chỉ có thể giảm bớt các biến chứng thông qua việc điều trị hỗ trợ và chăm sóc dinh dưỡng. Đối với trường hợp sốt cao, phải thực hiện các biện pháp hạ thân nhiệt, bù nước, điện giải, bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng. Trường hợp đã nhiễm khuẩn (viêm tai, viêm phổi,…), cần dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, tất cả trẻ em mắc sởi nên được bổ sung vitamin A với liều lượng 2 lần/ngày. Điều này giúp phục hồi lượng vitamin A bị hao hụt trong thời gian mắc bệnh. Đồng thời giúp ngăn ngừa các tổn thương ở mắt. Việc bổ sung vitamin A đã được chứng minh giúp giảm số ca tử vong.
Biện pháp phòng ngừa bệnh sởi
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, tiêm vacxin sởi định kỳ cho trẻ em là chiến lược quan trọng giúp giảm số ca tử vong do sởi trên toàn cầu. Vào năm 2018, khoảng 86% trẻ em trên thế giới được tiêm 1 liều vacxin khi tròn 1 tuổi, tăng 72% so với năm 2000. Đặc biệt với nỗ lực bao phủ vacxin của tất cả các quốc gia đã giúp giảm 73% số ca tử vong mỗi năm.
Vacxin phòng bệnh sởi
Hiện nay, có rất nhiều dạng sinh phẩm khác nhau như vacxin sởi riêng lẻ hoặc vacxin sởi kết hợp với vacxin quai bị, rubella. Hầu hết các loại này đều ở dạng đông khô và thuộc tuýp sinh học nhóm A.

Vacxin có tác dụng kích thích cơ thể sinh miễn dịch chống lại virus, giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Tuy nhiên, vacxin không thể phòng ngừa 100%. Hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi tiêm vacxin, loại vacxin, số lần tiêm nhắc lại và cơ địa mỗi người. Điều quan trọng hơn là miễn dịch sau tiêm hoặc sau mắc sởi có thể bền vững suốt đời. Do vậy, tiêm vacxin là biện pháp hàng đầu giúp dự phòng bệnh sởi.
Như vậy, trên đây là một số thông tin quan trọng giúp cha mẹ hiểu hơn về sởi và cách phòng ngừa hữu hiệu nhất. Hãy đưa trẻ đến phòng khám nhi hoặc các đơn vị tiêm chủng để được chích ngừa vacxin đúng thời gian, nhằm tăng tỷ lệ phòng bệnh.