Nếu con bạn tự nhiên trở nên cáu kỉnh, sốt và phát ban, bạn theo dõi trẻ tại nhà trong 2-3 ngày.Khi trẻ không ăn uống được gì, bạn hãy liên hệ xin tư vấn bác sĩ nhi khoa. Bởi có thể con bạn bị bệnh chân tay miệng.
Giống như hầu hết các loại vi rút, bệnh CTM khá dễ lây lan, nhất là trong nhà trẻ hoặc trường học.
Gây ra bởi một chủng coxsackievirus, bệnh chân tay miệng được biết đến nhiều nhất với triệu chứng phát ban dạng phồng rộp trên bàn tay, bàn chân và miệng. Tuy nhiên, phát ban này có thể xuất hiện khắp cơ thể. Khi ai đó chỉ bị phồng rộp ở miệng chứ không phải ở tay và chân, thì đó được gọi là herpangina.
Biểu hiện tay chân miệng ở trẻ là gì?
Các triệu chứng đầu tiên của bệnh bao gồm sốt, chán ăn, đau họng và chảy nước mũi. Một hoặc hai ngày sau, phát ban dạng phồng rộp xuất hiện trên bàn tay, bàn chân hoặc miệng.
Bác sĩ nhi khoa của PTA cho biết: “Thông thường, chúng tôi thấy hầu hết các trường hợp mắc bệnh vào những tháng mùa xuân và mùa hè ấm áp hơn. Nhưng vì đây là một bệnh nhiễm trùng dễ lây lan nên có thể gặp bất cứ lúc nào trong năm.
Bệnh chân tay miệng lây lan như thế nào?
Bệnh chân tay miệng lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với các mụn nước, các giọt bắn ra khi bạn hắt hơi hoặc ho. Vi-rút cũng có thể được truyền qua phân. Vì vậy hãy nhớ rửa tay ngay nếu bạn đang thay tã, mặc quần cho trẻ hoặc làm việc tại nhà trẻ. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là nó cũng có thể lây qua đồ dùng chung, khăn tắm và quần áo. Cũng như tiếp xúc cơ thể và bằng cách chạm vào các bề mặt và đồ chơi bị ô nhiễm.
Người bị bệnh lây nhiễm khi nào?
Trẻ dễ lây nhất trong những ngày đầu tiên bị bệnh, thường là trước khi các mụn nước xuất hiện. Khi những mụn nước này khô lại, trẻ bị bệnh sẽ ít có khả năng truyền vi-rút hơn.
Người lớn có thể bị bệnh chân tay miệng không?
Có. Bệnh chân tay miệng rất phổ biến và thường ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi. Nhưng do rất dễ lây lan nên bệnh có thể lây lan giữa các thành viên trong gia đình. Do đó cũng khiến trẻ lớn hơn, thanh thiếu niên và người lớn bị bệnh.
Bạn có thể bị bệnh chân tay miệng hai lần không?
Có. Vì có nhiều loại vi rút có thể gây ra bệnh chân tay miệng, nên có thể bị nhiễm vi rút nhiều lần.
Điều này có liên quan đến bệnh lở mồm long móng không?
Không. Bệnh CTM không liên quan gì đến bệnh lở mồm long móng – 1 loại bệnh gia súc, cừu và lợn. Trên thực tế, cả hai bệnh đều do các loại vi rút khác nhau gây ra. Và động vật thậm chí không thể mắc bệnh chân tay miệng.
Cách điều trị và phòng ngừa bệnh chân tay miệng
Bệnh chân tay miệng không có thuốc điều trị đặc hiệu. CDC Hoa Kỳ nhận định rằng hầu hết mọi người tự khỏi bệnh trong vòng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, bạn có thể điều trị các triệu chứng của vi-rút bằng thuốc giảm đau không kê đơn.
Điều quan trọng nữa là phải luôn đủ nước, vì mất nước là một tác dụng phụ thường gặp. Tránh thức ăn và đồ uống có tính axit, như nước cam, vì chúng có thể gây kích ứng vết loét miệng. Nên ăn những thức ăn nhẹ hơn hoặc lạnh hơn. Trẻ lớn hơn và người lớn cũng có thể giảm bớt sự khó chịu bằng cách súc miệng bằng nước muối. Phương pháp điều trị này không được khuyến khích cho trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi hoặc trẻ nhỏ hơn.
Đặc biệt cảnh giác nếu các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng. Hoặc nếu bạn hoặc con bạn có hệ miễn dịch kém hoặc bị mất nước. Nếu bạn hoặc con bạn không hết sốt sau ba ngày – hoặc nếu tất cả các triệu chứng không cải thiện sau 10 ngày – hãy đi khám bác sĩ.
Mẹo để giảm lây lan bệnh chân tay miệng
Bạn có thể làm một số điều để ngăn ngừa hoặc giảm sự lây lan của bệnh tay chân miệng:
- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi thay tã.
- Khử trùng mọi bề mặt bị ô nhiễm bằng nước và thuốc tẩy hoặc khăn lau khử trùng.
- Giặt quần áo của con bạn, ga giường và bất kỳ đồ vật bẩn nào khác.
- Tránh xa những người khác, đặc biệt là trong vài ngày đầu của bệnh. Nếu con bạn bị nhiễm bệnh, hãy ngăn chặn sự lây lan bằng cách giữ chúng ở nhà. Không đi nhà trẻ, trường học hoặc bất kỳ hoạt động nhóm nào khác. Nếu bạn bị nhiễm bệnh, hãy nhớ ở nhà không đi làm hoặc đi học.