Theo tư vấn chuyên môn từ Bác sĩ Vũ Thị Mai – Bác sĩ Nhi tại PTA, sốt xuất huyết là một loại bệnh truyền nhiễm trung gian gây ra bởi virus Dengue có khả năng lây lan nhanh vào mùa mưa. Những bệnh nhân bị sốt xuất huyết nhẹ sẽ được bác sĩ chỉ định theo dõi và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết, người thân và gia đình cần lưu ý một số điều sau.
1. Duy trì môi trường sạch sẽ và không có muỗi
- Sử dụng lưới chống muỗi tại cửa phòng, cửa sổ để ngăn ngừa muỗi bay vào nhà.
- Mắc màn khi ngủ.
- Mặc quần áo dài tay để giảm nguy cơ bị muỗi đốt.
- Ngăn ngừa muỗi sinh sôi bằng cách khơi thông nước ứ đọng xung quanh nhà. Đậy kín các dụng cụ chứa nước và thường xuyên vệ sinh các dụng cụ chứa nước. Nếu xung quanh nhà có các ao, mương nước… thì phải sử dụng chất diệt bọ gậy Hantephot hoặc Apat để rắc lên vùng có nước mỗi tuần 1 lần.
- Thu gom, xử lý các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến để tránh nước đọng.
- Sắp xếp đồ đạc trong nhà gọn gàng sẽ giúp hạn chế nơi trú ẩn của muỗi.
- Phát quang cây cối: là giảm nơi sinh sản và phá bỏ nơi cư trú của muỗi
- Bôi các chất chống muỗi: Các loại kem chống muỗi có chứa DEET, hoặc picaridin, tinh dầu bạch đàn chanh giúp đuổi muỗi hiệu quả.
Không nên sử dụng thuốc chống muỗi cho trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi. Khi sử dụng sản phẩm chống muỗi sẽ có những đặc điểm và đô tuổi sử dụng khác nhau.
2. Bệnh nhân cần được theo dõi thường xuyên đặc biệt là ở trẻ nhỏ
Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể chỉ biểu hiện sốt cao, đau đầu, đau nhức cơ thể. Tuy nhiên, sau đó các triệu chứng có thể thay đổi nhanh chóng, bệnh nhân có khả năng xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu răng, xuất huyết nội tạng,… Việc theo dõi thường xuyên sẽ giúp phát hiện sớm các triệu chứng này và có biện pháp điều trị phù hợp.
Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ, sốt xuất huyết có thể diễn biến nhanh và nặng hơn so với người lớn. Do đó, việc theo dõi thường xuyên sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo của bệnh, từ đó có biện pháp xử trí kịp thời.
Bệnh sốt xuất huyết có thể gây suy đa tạng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sốt xuất huyết có thể gây suy đa tạng, dẫn đến tử vong, theo dõi thường xuyên sẽ giúp phát hiện sớm và có biện pháp điều trị tích cực
3. Đảm bảo bệnh nhân được nghỉ ngơi
Trong thời gian mắc bệnh, người bệnh cần được nghỉ ngơi hoàn toàn và hạn chế vận động, đi lại nhiều. Tuyệt đối không được vận động mạnh cho đến khi hết sốt. Điều này rất quan trọng giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
4. Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Sốt xuất huyết thường gây mất nước vì thế người bệnh thường có cảm giác khát nước, người bệnh cần chú ý bổ sung nước khi bị sốt với số lượng như sau:
- Trẻ từ 5 tuổi trở xuống: uống từ 0,5 – 1 lít nước/ngày;
- Trẻ trên 5 tuổi: uống từ 1,5 – 2,5 lít nước/ngày;
- Người lớn: 2,5 – 3 lít nước/ngày.
Nước ở đây nên là nước chứa ion bù điện giải hoặc nước lọc đun sôi để nguội. Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân không thích uống nước lọc thì có thể bổ sung nước từ trái cây (bưởi, dừa, cam, chanh), súp cháo, sữa, nước canh để thay thế. Đặc biệt các loại nước hoa quả rất giàu khoáng chất và vitamin C giúp củng cố tính bền chặt của thành mạch máu, tăng sức đề kháng cho cơ thể và đẩy lui các triệu chứng của sốt xuất huyết.
5. Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng trong bữa ăn:
Người bệnh cần được đảm bảo có đủ 4 nhóm dinh dưỡng như chất bột, đường, đạm, chất béo và không kiêng khem quá mức sẽ dẫn tới suy dinh dưỡng và không có đủ năng lượng để chống chọi với sự tấn công của virus.
Nếu trẻ em bị sốt xuất huyết đừng ép bé ăn khi bé không muốn mà hãy chia nhỏ các bữa ăn và thay đổi món để bé cảm thấy ngon miệng hơn. Trong trường hợp trẻ sơ sinh còn đang bú mẹ thì hãy cho bé bú nhiều hơn để giúp bé bù nước.
6. Ghi chép hàng ngày về các triệu chứng sốt xuất huyết
Việc ghi chép những triệu chứng sốt xuất huyết hàng ngày sẽ giúp bạn biết được các triệu chứng có nặng lên hay không. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được theo dõi kỹ hơn vì chúng có nguy cơ bị biến chứng sốt xuất huyết cao hơn người lớn. Khi theo dõi những triệu chứng của sốt xuất huyết, ban cần lưu ý một số điều sau:
- Nhiệt độ của bệnh nhân: Vì nhiệt độ thay đổi liên tục trong ngày nên tốt nhất bạn nên đo nhiệt độ khoảng 2-3 tiếng /1 lần trong giai đoạn sốt. Khi hết sốt có thể đo nhiệt độ vào cùng 1 thời điểm nào đó trong ngày.
- Lượng chất lỏng mà bệnh nhân bổ sung mỗi ngày: Hãy cho bệnh nhân uống cùng một cốc nước mỗi lần. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng ghi nhớ và theo dõi lượng chất lỏng mà người bệnh sốt xuất huyết bổ sung hàng ngày.
- Lượng nước tiểu: Yêu cầu bệnh nhân đi tiểu vào một bình chứa. Đo và ghi lại lượng nước tiểu mỗi lần.
7. Phát hiện sớm những dấu hiệu trở nặng để đưa bệnh nhân đến viện kịp thời
Hãy đến bệnh viện ngay lập tức nếu bệnh nhân sốt xuất huyết có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:
- Sốt cao trên 38,5 độ C, không đáp ứng với thuốc hạ sốt
- Mất ý thức
- Đau bụng nghiêm trọng
- Nôn, ói
- Không thể đi tiểu trong vòng 6 giờ
- Khó thở
- Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu
- Tay chân lạnh
- Người lừ đừ.
8. Điều trị sốt xuất huyết tại Hệ thống phòng khám PTA
Hệ thống phòng khám PTA cung cấp dịch vụ khám bệnh trực tiếp và trực truyến. Người bệnh được lựa chọn thăm khám online qua Video call trên App PTA hoặc khám trực tiếp tại hệ thống phòng khám hiện đại. Với đội ngũ bác sĩ chuyên gia đầu ngành, đặc biệt là các bác sĩ Nhi từ các Bệnh viện Trung Ương nhiều kinh nghiệm, rất nhiều bệnh nhân đã tin tưởng và hài lòng khi lựa chọn đến khám tại PTA.
Ngoài thăm khám và điều trị cho bệnh nhân trực tiếp tại phòng khám và tư vấn điều trị từ xa qua Video call, PTA còn cung cấp dịch vụ LẤY MẪU XÉT NGHIỆM TẠI NHÀ phát hiện sớm bệnh nhân mắc sốt xuất huyết giúp hạn chế tối đa lây chéo bệnh, có kết quả sớm sau 4 – 5h kể từ khi lấy mẫu. Bác sĩ xây dựng kế hoạch cụ thể điều trị sốt xuất huyết nhằm đạt hiệu quả cao.
Nếu bạn có nhu cầu khám, tư vấn, điều trị hoặc xét nghiệm phát hiện sốt xuất huyết hãy liên hệ tới số Hotline 096 721 96 10 để nhận tư vấn miễn phí và đặt lịch khám với các Bác sĩ tại PTA.
Xem thêm:
Điều trị và phòng bệnh sốt xuất huyết tại nhà
Bệnh nhân sốt xuất huyết có được tắm không?